Van cầu KSB/ Đức, model BOA-H
Van KSB là một trong những dòng sản phẩm nổi tiếng của hãng KSB/ Đức, điểm mạnh làm nên chất lượng của dòng sản phẩm này là:
- Sản xuất tại Đức, Nhà máy Frankenthal
- Thiết kế chống thuỷ kích.
- Cơ cấu kết hợp tắt chèn( gland packed) và ống co giãn( bellow seal) 2 trong 1.
- Tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt.
Hiện nay công ty MKV đang nhập khẩu và phân phối chính hãng dòng van KSB của Đức này tại thị trường Việt Nam.
Van cầu là gì?
Van cầu: tên tiếng Anh là globe valve là một loại thiết bị dùng để đóng ngắt, điều chỉnh lưu lượng của môi chất đi qua van. Tên của van được đặt theo cấu tạo bên trong, gồm một vách ngăn được phân chia bằng một đĩa( disc, plug), đĩa này có nhiệm vụ điều chỉnh lưu lượng của môi chất đi qua van nhiều hay ít.
Việc điều chỉnh này được thực hiện thông qua cơ cấu truyền động: Tay quay-trục vít-đĩa, 3 thành phần nay khi liên kết với nhau sẽ hoàn chỉnh thao tác đóng, mở, điều chỉnh lưu lượng của môi chất đi qua van.
Do cơ chế đóng mở đặc thù, cộng với hành trình đóng mở ngắn, nên loại van này được lựa chọn để làm van điều khiển tuyển tính ( tỉ lệ) với độ chính xác cao, dùng để kiểm soát nhiệt độ, lưu lượng, áp suất của môi chất.
Cấu tạo của van cầu
Thân van( body)
Là bộ phận tiếp xúc trực tiếp, chịu nhiệt độ, áp suất, độ ăn mòn của môi chất. Tuỳ theo nhiệt độ, áp lực làm việc, đặc tính môi chất mà người ta chế tạo thân vân bằng nhiều loại vật liệu khác nhau, có thể là: gang xám, gang dẻo, thép, thép không ghỉ, thép lót PFA….
Có nhiều kiểu kết nối đặc trưng: mặt bích, nối hàn, nối ren, đi cùng nhiều cấu tạo thân như van góc, van xiên...
Nắp van( Cover)
Là bộ phận liên kết làm kín toàn bộ van, nắp van thường có chứa luôn các thành phần như: Seal làm kín trục( tắt chèn), hoặc bellows seal, có những dòng van cao cấp như van KSB của Đức, nắp valve này có chứa 2 trong 1: cả tắt chèn và bellows seal, đảm bảo 2 cấp an toàn cho valve khi có sự cố rò rỉ, đồng thời có luôn cơ cấu chống thuỷ kích
Đĩa van( disc)
Là bộ phận quan trọng nhất đối với van, đĩa này tuỳ theo công dụng, áp lực làm việc mà có nhiều loại biên dạng khác nhau. Đối với van cầu từ DN200, đĩa valve có mỗi lỗ nhỏ gọi là lỗ cân bằng áp( balanced plug), có tác dụng trợ lực khi chênh áp qua van quá lớn, khó có thể vận hành bằng tay.
Phần làm kín( gasket)
Là bộ phận quan trọng không kém đĩa van, có nhiệm vụ làm kín các bộ phận được lắp ghép lại với nhau. Cụ thể là: giữa nắp và thân valve, giữa trục valve và nắp van.
Có 2 dạng giăng làm kín thông dụng của van mà chúng ta hay bắt gặp
Đó là tắt chèn( gland packed) và dạng bellows seal. Mỗi dạng làm kín đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau, tuy nhiên van cầu KSB với cơ cấu chống thuỷ kích sẽ khắc phục được nhược điểm của van cầu bellows seal
Bộ phận tác động( handwheel or actuator)
Là cơ cấu điều chỉnh hành trình van, có thể dùng sức người( handwheel), bộ tác động điện hoạc khí nén( electric actuator or pneumatic actuator). Nếu cần điều chỉnh chính xác % đóng mở của valve, người ta dùng bộ điều khiển tuyến tính( tỉ lệ)
Phụ kiện kèm theo
Limit switch, dùng để hiện thị vị trí đóng/ mở trên bảng điều khiển, hoặc thông báo, giúp người vận hành giám sát từ xa thiết bị.
Ưu điểm và nhược điểm của van cầu
Ưu điểm:
- Có khả năng điều chỉnh chính xác lưu lượng môi chất
- Dễ dàng bảo trì sửa chữa do cấu tạo đơn giản
- Độ rò rỉ thấp do cấu tạo đặc thù
Nhược điểm
- Trở lực dòng chảy lớn, do đó cần tính toán bù trừ tổn hao này
- Lực tác động để đóng mở van lớn
- Trọng lượng nặng hơn, giá thành cao hơn
Cách lựa chọn van cầu
Có nhiều chủng loại van cầu khác nhau, tuy nhiên có thể tóm lượt lại phương pháp lực chọn valve dựa theo các thông số sau đây:
Theo loại môi chất: tuỳ theo đặc tính của môi chất chúng ta lựa chọn vật liệu làm van, thông thường các ứng dụng cơ bản cho hơi bão hoà, nước cấp, dầu tải nhiệt người ta hay dùng vật liệu gang, gang dẻo hoặc thép. Đối với các môi chất có tính ăn mòn hoá học cao thì dùng loại bọc lót chất chống ăn mòn( Lined)
Theo áp suất/ nhiệt độ làm việc: mỗi loại vật liệu làm van điều có một điểm giới hạn nhiệt/áp, có nghĩa là không đồng thời van chịu được áp lớn nhất và nhiệt lớn nhất tại cùng một thời điểm, điều này rất quan trọng trong thiết kế
Theo kiểu kết nối: có nhiều kiểu kết nối thông dụng, đó là mặt bích, nối hàn hoặc nối ren, tuỳ theo thiết kế ban đầu.
Theo lưu lượng: mỗi hệ thống đường ống công nghệ điều có một hệ số vận tốc thiết kế, dựa trên trên kính nghiệm. Từ vận tốc này người ta tính ra được tiết diệt đường ống, từ đó lựa chọn ra tiết diện van.
Ứng dụng của van cầu
Một số ứng dụng thực tế của dòng van cầu như sau
-
Hệ thống đường ống hơi quá nhiệt, cao áp.
-
Dùng trong hệ thống đường hơi bão hoà, nước cấp lò hơi.
-
Dùng cho hệ thống thực phẩm, cấp nước, thoát nước, hóa học.
- Dùng trong hệ thống dầu truyền nhiệt
Hiển thị một kết quả duy nhất